Lao động
Đảm bảo công tác quản lý lao động an toàn thời điểm Việt Nam công bố dịch bệnh
11:13 AM 23/03/2020
LĐXH - Tại thời điểm dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới với nguy cơ nghiêm trọng, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm cả vấn đề quản lý lao động trong nước và lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, trước tình hình thực tế, đặc biệt là nhu cầu nhân sự của các doanh nghiệp, đến thời điểm này, việc tiếp nhận lại lao động người nước ngoài quay lại làm việc tại Việt Nam được thực hiện theo hướng chọn lọc, trình tự chặt chẽ và có lộ trình đối với một số chuyên gia, lao động tại một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định, xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của công việc.

Theo thống kê của Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), tính đến tháng 2/2020, cả nước có tổng số 94.005 lao động nước ngoài đang làm việc, đến từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ (tăng 14.100 lao động so với cùng kỳ năm 2018), Có khoảng 93,5% tổng số lao động nước ngoài thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp giấy phép lao động. Tỷ lệ nhà quản lý, giám đốc điều hành năm năm 2015 là 44,07%, năm 2017 là 42,93%, năm 2018 là 28,1%; còn các tỷ lệ chuyên gia tương ứng là 63,36%; 29,83%; 34,66% và 49,94%; tỷ lệ lao động kỹ thuật năm 2012 là 20,96%, năm 2015 là 26,1%, năm 2017 là 22,41% và năm 2018 là 22,05%.

Bản thân người lao động đang đứng trước rất nhiều khó khăn cần tháo gỡ trong thời điểm này

Các số liệu này cho thấy, phần lớn lao động nước ngoài là lao động quản lý điều hành và chuyên gia mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được. Nhìn chung, thời gian qua, đội ngũ chuyên gia, người lao động có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao vào làm việc tại Việt Nam đã đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta. Cơ cấu lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đang có sự chuyển dịch tích cực, lao động kỹ thuật có xu hướng giảm do lao động nước ta hiện nay đã có thể thay thế và làm tốt các công việc đó; lao động phụ trách công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia tăng lên do các hoạt động đầu tư ngày càng được tăng cường, đặc biệt là việc xuất hiện các lĩnh vực mới liên quan đến công nghệ thông tin và một số ngành cần đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3-2-2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì người sử dụng lao động phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài trước khi người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; người sử dụng lao động phải có trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội… Tuy nhiên, đến nay có một số trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam làm việc rồi mới làm các thủ tục để cấp giấy phép lao động, người sử dụng lao động không báo cáo tình hình sử dụng lao động, các cơ quan chưa có sự phối hợp trong việc quản lý lao động nước ngoài, dẫn đến việc theo dõi, quản lý lao động nước ngoài chưa chặt chẽ. Các số liệu báo cáo của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ yếu nắm được bằng phương pháp thủ công thông qua công tác kiểm tra và thực hiện cấp giấy phép lao động từ sổ ghi chép ban đầu, do vậy việc quản lý, tổng hợp số liệu gặp khó khăn. Mặt khác, vẫn còn một số lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thông qua các kênh khác nhau mà cơ quản quản lý lao động chưa tổng hợp, thống kê được.

Tại thời điểm dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới với nguy cơ nghiêm trọng, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm cả vấn đề quản lý lao động trong nước và lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, trước tình hình thực tế, đặc biệt là nhu cầu nhân sự của các doanh nghiệp, đến thời điểm này, việc tiếp nhận lại lao động người nước ngoài quay lại làm việc tại Việt Nam được thực hiện theo hướng chọn lọc, trình tự chặt chẽ và có lộ trình đối với một số chuyên gia, lao động tại một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định, xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của công việc. Đặc biệt, công tác tiếp nhận sẽ có lộ trình đối với một số chuyên gia, lao động tại một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định, xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của công việc. Tất cả trường hợp lao động quay trở lại làm việc đều phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế về việc kiểm tra sức khỏe, cách ly.

Công tác quản lý, kiểm tra giám sát an toàn cho người lao động được tăng cường

Hiện tại, các cơ quan quản lý thực hiện việc rà soát, nắm chắc tình hình lao động, việc làm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tập đoàn trong nước cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để góp phần ổn định sản xuất. Đồng thời cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm ổn định tư tưởng của các lao động trong doanh nghiệp. Tất cả các trường hợp lao động quay trở lại làm việc đều phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế về việc kiểm tra sức khỏe, cách ly. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần khuyến khích doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu phát triển sản xuất, đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống người lao động, phối hợp với các địa phương kiểm soát chặt chẽ lao động qua lại đường mòn, lối mở tại các tỉnh biên giới.

 Trần Huyền