Công bố Bảng xếp hạng doanh nghiệp xuất khẩu lao động năm thứ 4
LĐXH - Sáng 17/4, tại Hà Nội, Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS ) và Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) tổ chức Hội nghị đánh giá thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử (CoC-VN) và xếp hạng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động năm thứ 4.

Tham dự Hội nghị còn có đại diện các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước, Cục Quản lý Lao động ngoài nước ( Bộ Lao động - TBXH), các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động...
Đây là năm thứ tư VAMAS tổ chức hội nghị nhằm đánh giá và xếp hạng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động ký cam kết tuân thủ các nguyên tắc và hướng dẫn của CoC-VN. Việc xếp hạng các doanh nghiệp chia thành 6 bậc dựa trên kết quả đánh giá của Hội đồng được thu thập thông tin từ các Sở Lao động - TBXH, Thanh tra Bộ Lao động - TBXH, Thanh tra Cục Quản lý Lao động ngoài nước, các Ban Quản lý Lao động ngoài nước, thông tin từ các phương tiện thông tin và người lao động trực tiếp tham gia xuất khẩu lao động.
Hội nghị đã ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài đã áp dụng CoC-VN và khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc giám sát và đánh giá CoC-VN.

Tại Hội nghị, nhiều doanh nghiệp và người lao động đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc thực hiện CoC-VN trong việc tuyển dụng, đào tạo, hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trong năm thứ tư xếp hạng, số lượng doanh nghiệp tuyển dụng tham gia để được giám sát, đánh giá tăng từ 20 doanh nghiệp trong năm đầu tiên; 47 doanh nghiệp trong năm thứ hai; 66 doanh nghiệp năm thứ ba lên 86 doanh nghiệp được xếp hạng lần thứ tư. Tại Hội nghị, Ban Tổ chức đã công bố và trao giấy chứng nhận cho 37 doanh nghiệp xếp hạng 5 sao; 41 doanh nghiệp hạng 4 sao và 08 doanh nghiệp hạng 3 sao. Không có doanh nghiệp nào được xếp hạng 6 sao.

Ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch VAMAS cho biết: Hội nghị hôm nay với mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động và thương hiệu cho doanh nghiệp, đặc biệt với dịch vụ và bảo vệ tốt hơn, tăng cường đóng góp của người lao động... Tiếp tục rà soát quá trình triển khai, đánh giá, bổ sung những khía cạnh mới cần bổ sung nhằm đề xuất các giải pháp tiếp tục cải thiện và mở rộng áp dụng nguyên tắc giám sát và đánh giá theo Bộ Quy tắc ứng xử (CoC-VN) về việc xếp hạng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động...
Ông Trào cũng cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã có những chuyển biến tích cực trong việc hoàn thiện hơn các quy chế hoạt động theo hướng chuẩn mực của bộ quy tắc ứng xử. Kết quả cho thấy, chi phí cho người lao động đi xuất khẩu lao động đã giảm, các doanh nghiệp đã chuẩn bị tốt hơn về kiến thức và kỹ năng cho người lao động trước khi xuất cảnh, quản lí lao động khi ở nước ngoài và hỗ trợ lao động về nước cũng tốt hơn.
Bộ quy tắc ứng xử là một cơ chế tự nguyện nhằm cải thiện việc tuân thủ pháp luật trong nước và các tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường quản lý doanh nghiệp và bảo vệ lao động di cư tránh bị bóc lột và cưỡng bức lao động./.
N. Ngọc
Từ khóa:
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp
Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam
Bộ Quy tắc ứng xử (CoC-VN)
XKLĐ
-
Sóc Trăng: Đẩy mạnh phát triển toàn diện nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương
01-12-2023 14:49 49 -
Hiệu quả Chương trình tín dụng chính sách giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Tiên Lãng (Hải Phòng)
01-12-2023 14:36 17 -
TPHCM cần tuyển dụng trên 81 ngàn lao động
01-12-2023 11:19 20
- Sóc Trăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2023 – 2025 và định hướng đến năm 2030
- Hội chợ việc làm dành cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước năm 2023 có nhu cầu tuyển dụng 1.568 chỉ tiêu
- Thủy Nguyên: Phát huy hiệu quả nguồn vốn cho vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm
-
Hòa Bình: Kết quả đáng ghi nhận trong công tác xuất khẩu lao động
29-11-2023 15:11 53 -
Thông tin mới về chính sách lao động, việc làm và an sinh xã hội
28-11-2023 19:52 05 -
Hơn 51.000 cuộc thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động trong 10 năm qua
28-11-2023 10:54 41